• bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dươngbảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương

Tin tức

Hành trình phá án vụ thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước

Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố đã tham gia phá vụ án thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước.

Nghi phạm Nguyễn Hải Dương được dẫn giải từ trụ sở Công an huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ra xe về trại tạm giam.
 
Ban chỉ đạo chuyên án được thành lập ngay tại hiện trường vụ thảm sát, với sự tham gia của rất nhiều điều tra viên hình sự lão luyện, lãnh đạo ngành công an tỉnh Bình Phước, Tổng cục Cảnh sát và Cục Hình sự (C45), Phân viện Khoa học kỹ thuật hình sự TP.HCM (C54B).
 
Mấy ngày chỉ mặc một bộ đồ
 
Từ hiện trường vụ án, mọi dấu vết được thu thập tỉ mỉ, gần như từng centimet vuông trong hiện trường được kiểm tra kỹ càng với hi vọng truy tìm ra manh mối, dù là nhỏ nhất dẫn tới hung thủ.
 
Suốt từ khi xảy ra vụ án mạng, các cán bộ điều tra, cán bộ khám nghiệm hiện trường đã liên tục làm việc, mỗi đêm chỉ được ngủ tranh thủ nhiều là 4 tiếng, còn thường xuyên chợp mắt được chừng 1-2 giờ đồng hồ. 
 
Cũng trong suốt thời gian đó, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, C45 cũng túc trực tại hiện trường và “Sở chỉ huy” tạm thời được đặt tại công an huyện Chơn Thành.
 
Từ các vị tướng như trung tướng Triệu Văn Đạt, thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng (hai phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng C45), giám đốc Công an tỉnh Bình Phước và hầu hết các cán bộ, chiến sĩ tham gia điều tra vụ án đều không thay quần áo.
 
“Chúng tôi mấy ngày chỉ mặc một bộ đồ, khám nghiệm hiện trường dính cả máu của nạn nhân nên hôi, tanh, lại gần ai là người đó phải bịt mũi. Vậy nhưng ai cũng cố gắng, thấy mình phải ráng làm cho rõ từng chi tiết tại hiện trường để giúp cho việc phá án" - một cán bộ khám nghiệm hiện trường cho biết.
 
Trong suốt thời gian đó, các lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Cục C45, Giám đốc Công an tỉnh và lãnh đạo tỉnh cũng gần như túc trực tại hiện trường, động viên anh em.
 
Theo lời một cán bộ khám nghiệm hiện trường, chỉ khi các hung thủ bị bắt, nhóm cán bộ tham gia khám nghiệm hiện trường mới tới thắp hương cho những nạn nhân đã mất vì họ luôn áy náy rằng trách nhiệm của mình chưa hoàn thành trước linh hồn những nạn nhân xấu số khi chưa tìm ra hung thủ.
 
Sau khi dự họp báo về vụ án chiều 11-7, các cán bộ tham gia khám nghiệm hiện trường mới theo đoàn xe của Bộ Công an về, họ đã có 5 ngày đêm ở hiện trường với tổng thời gian ngủ chưa đầy 12 tiếng.
 
Hàng ngàn chiến sĩ vào cuộc
 
Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra lúc rạng sáng thì tới hơn 7g sáng 7-7, toàn bộ vụ việc được báo cáo tới lãnh đạo Bộ Công an. Những người có trách nhiệm cao nhất của các Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An Ninh đã đến hiện trường vụ án.
 
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng trực tiếp tới hiện trường vụ án thăm hỏi gia đình nạn nhân, động viên tình thần lực lượng điều tra.
 
Đại tướng Trần Đại Quang đã chỉ đạo công an tất cả các tỉnh, thành phố lân cận tỉnh Bình Phước dốc toàn lực hỗ trợ công an tỉnh Bình Phước truy tìm hung thủ. 
 
Lãnh đạo của Công an nhiều tỉnh, thành phố và lãnh đạo các Tổng cục của Bộ Công an đã có mặt tại tỉnh Bình Phước để nghe báo cáo, tổng hợp tình hình và lên kế hoạch rà soát các băng nhóm tội phạm có tổ chức, các đối tượng tình nghi trên diện rộng.
 
Dựa trên các thông tin có được, ban chỉ đạo chuyên án đưa đánh giá ban đầu: Các đối tượng giết người, cướp tài sản là mục đích chính. Ngoài ra, các đối tượng phải có mâu thuẫn sâu sắc với gia đình nạn nhân, có quen biết với gia đình nạn nhân nên giết toàn bộ các thành viên để bịt đầu mối.
 
Ngoài việc ra tay tàn độc, các hung thủ xóa dấu vết hiện trường rất kỹ, không có một vật nào tình nghi do các đối tượng sử dụng gây án còn sót lại hiện trường. 
 
Điều này khiến các thành viên ban chuyên án đánh giá đây là một băng nhóm chuyên nghiệp, do đó đối tượng khoanh vùng để điều tra lúc đầu rất rộng.
 
Tại nhiều tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Đăk Nông… và TP.HCM, công an các địa phương này đã rà soát lại toàn bộ các băng nhóm tội phạm, các đối tượng hình sự để truy xét về mối quan hệ làm ăn của ông Mỹ, coi đó có phải là nguyên nhân vụ thảm sát hay không. 
 
Các đầu mối này đã khiến hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố phải dốc sức làm trong thời gian ngắn, báo cáo về ban chỉ đạo chuyên án.
 
Một đầu mối được các trinh sát của Cục C45 đặc biệt quan tâm là mối quan hệ của Lê Thị Ánh Linh, con gái ông Mỹ.
 
Linh từng yêu một thanh niên từ nhiều năm trước, thanh niên này vừa đi tù về khoảng một tháng nên ban đầu rất được ban chuyên án chú ý. Tuy nhiên, đầu mối này sau đó đã được xác định không liên quan.
 
Ngay cả Vỹ - nạn nhân mới 14 tuổi  - cũng được ban chuyên án rà soát toàn bộ các mối quan hệ để xác định có liên quan hay không, vì điểm đặc biệt là điện thoại của Vỹ có các liên lạc trước thời điểm vụ án xảy ra.

Bài viết khác