• bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dươngbảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương

Tin tức

Đưa công an vào bệnh viện để đảm bảo an ninh

"Trước mắt ngành y tế và công an đã có những ký kết, đưa lực lượng an ninh vào những nơi nóng bỏng nhất tại bệnh viện, phối hợp cùng lực lượng bảo vệ tại chỗ đảm bảo an ninh cho bệnh viện, an toàn tính mạng cho y bác sĩ và bệnh nhân", Phó Cục trưởng Cục Quản lý, khám chữa bệnh cho biết.
Tại buổi tọa đàm "Bảo vệ lao động ngành y, chống bạo hành trong bệnh viện" do Bộ Y tế phối hợp cùng báo Lao động tổ chức trong sáng 9/12 tại Hà Nội, TS Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế càng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng.
 
Số liệu thống kê từ năm 2013 đến nay có ít nhất 14 vụ hành hung nhân viên y tế, trong đó có trường hợp tử vong làm dấy lên mối quan ngại về tình hình an ninh tại bệnh viện cũng như tính mạng của y bác sĩ và bệnh nhân.
 
Trường hợp BS Phạm Đức Giàu (khoa ngoại, Bệnh viện Vũ Thư, Thái Bình) bị em trai bệnh nhân đâm tử vong đến nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều cán bộ y tế.

Vụ hành hung cán bộ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội vào ngày 25/7 vừa qua được camera bệnh viện ghi lại
Gần đây nhất, y bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị người nhà bệnh nhân đuổi đánh, khiến nữ điều dưỡng mang thai 28 tuần tuổi phải nhập viện.
 
Hàng loạt những vụ việc tương tự cũng xảy ra tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Kinh Bắc (Bắc Ninh), Bệnh viện Năm Căn (Cà Mau), Bệnh viện Gia Định (TP.HCM)...
 
Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc người nhà hành hung bác sĩ không chỉ gây tổn thương cho nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc cứu chữa bệnh nhân.
 
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như hệ thống an ninh không đảm bảo, đạo đức xã hội xuống cấp, tình trạng quá tải tại bệnh viện, sự cố y khoa... hoặc do kỹ năng ứng xử của bác sĩ...", ông Khoa phân tích.
 
Nói về các sự cố y khoa - một trong những nguyên nhân của các vụ mất an ninh tại bệnh viện, GS, TS Trần Quỵ - nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Nghề y là một nghề đặc biệt. Tai biến y khoa là điều khó tránh khỏi, kể cả các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó 60% các sự cố y khoa không phải do thầy thuốc".

GS, TS Trần Quỵ cho biết, tai biến y khoa là điều khó tránh khỏi, kể cả các nước tiên tiến trên thế giới.
Cũng theo GS Trần Quỵ, việc hệ thống y tế luôn quá tải trong khi nhu cầu người dân ngày càng cao cũng dễ khiến người bệnh và người nhà bệnh nhân bức xúc.
 
"Đơn cử ở Cu Ba, số lượng giường bệnh trung bình của họ là 41 giường/10.000 dân, trong khi của mình chỉ là 21. Việc bệnh nhân phải chen chúc nhau cũng dễ khiến bệnh nhân và người nhà ức chế", GS Trần Quỵ dẫn chứng.
 
Bàn về giải pháp bảo vệ cán bộ y tế tại các bệnh viện, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề xuất 6 giải pháp từ phía thầy thuốc, bệnh viện, ngành y tế, các ngành liên quan, cơ quan truyền thông và cộng đồng.
 
"Trước mắt ngành y tế và công an đã có những ký kết, đưa lực lượng an ninh vào những nơi nóng bỏng nhất tại bệnh viện, phối hợp cùng lực lượng bảo vệ tại chỗ đảm bảo an ninh cho bệnh viện, an toàn tính mạng cho y bác sĩ và bệnh nhân", ông Khoa thông tin.
 
Là người tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày, TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ mong muốn người dân hãy thông cảm hơn với ngành y.
 
"Người dân chính là những người bảo vệ nhân viên y tế tốt nhất. Là bác sĩ, ai cũng mong muốn cứu chữa bệnh nhân. Nhưng khi bác sĩ đang tìm phương án điều trị hiệu quả nhất thì người nhà lại mong muốn phải trả lời nhanh xem tình trạng thế nào. Khi bác sĩ chưa kịp trao đổi, người nhà lại phản ứng. Do vậy, khi có vấn đề gì không ổn thì người nhà cần phải trao đổi trực tiếp để tìm tiếng nói chung", BS Chi nhắn gửi.
Nguồn báo Vietnamnet

Bài viết khác