• bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dươngbảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương

Tin tức

Khi bảo vệ là người phụ nữ

Dưới tay áo đồng phục của Ngọc Anh là vết sẹo dài mà một đạo chích đến từ Đồng Nai đã “tặng” khi bị truy đuổi. Nhiều đêm, người phụ nữ có biệt danh “nữ cảnh sát Mỹ” phải cải trang về nhà để tránh bị trả thù.
Trong hơn 30 “bóng hồng” từng làm vệ sỹ ở một công ty dịch vụ bảo vệ phía nam, hiện chỉ có hai người gắn bó với nghề. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 28 tuổi đã có thâm niên 8 năm trong nghề.
Cười tươi, Ngọc Anh khoe cả công ty chẳng ai giống cô bởi dáng người… to con, nước da bánh mật, cũng như vốn ngoại ngữ lưu loát. Nhờ đó, nữ vệ sỹ này luôn được ưu ái làm việc trong môi trường với “Tây”. Trước khi đến làm ở ĐH RMIT trên đường Kim Mã, Ngọc Anh đã làm ở một trường quốc tế của Liên hiệp quốc và một loạt các siêu thị.

 
Ngọc Anh cho biết, khác với ngoài Bắc, môi trường làm việc trong Nam phức tạp hơn. Được phụ trách giám sát các quầy mỹ phẩm, rượu Tây đắt tiền trong siêu thị Big C, cô luôn phải đối mặt với những tên trộm lưu manh và chuyên nghiệp. Những biệt danh như: “nữ cảnh sát Mỹ” “người có đôi mắt hình viên đạn” hay “sát thủ của đạo chích”… cũng được gắn với Ngọc Anh.
Vén ống tay áo, người phụ nữ 28 tuổi chỉ vào vết sẹo trên tay rồi nói đó là chiến tích một đạo chích đến từ Đồng Nai đã “tặng”. “Thủ phạm vờ đóng giả bà bầu dắt khá nhiều mỹ phẩm và rượu ngoại xung quanh người. Khi bị phát hiện đuổi theo người này dùng thanh sắt treo trên giá quần áo bất ngờ phang…”, Ngọc Anh kể.
8 năm trong nghề, đến nay Ngọc Anh không nhớ chính xác mình là “hung thần” của bao nhiêu tên trộm. Đã nhận được nhiều lời đe dọa trả thù nhưng chưa bao giờ cô có ý định bỏ nghề. Nhiều đêm hết giờ làm phải cải trang để tránh những kẻ xấu ra đòn độc.
Xế chiều, công việc của nữ vệ sỹ Phạm Thị Tuyết đến từ Ninh Bình trở nên tất bật hơn. Ghi lại tên tuổi khách hàng rồi phát thẻ ra vào liên tục nhưng Tuyết vẫn luôn nở nụ cười. Tuyết bảo, nghề của cô như làm dâu trăm họ. Mềm mại, cứng rắn thậm chí hay cáu kỉnh với khách hàng khó có thể trụ lại với nghề.
Tuyết bén duyên với nghề vệ sỹ khi vừa tốt nghiệp THPT. Cô gái này cho biết, những ngày đầu, bố mẹ, bạn bè đều shock khi biết tin. Họ cho rằng nghề này không hợp với con gái bởi ngoài vất vả, mối nguy hiểm cũng luôn rình rập.
“Thấy bạn bè lên Hà Nội thi ĐH cũng tiếc lắm vì kiến thức phục vụ kỳ thi tuyển sinh ĐH em đã chuẩn bị xong. Tuy nhiên, do nhà nghèo, anh trai đang học ĐH nên đành bỏ ước mơ trở thành cử nhân…”, mắt cô gái đượm buồn nhìn ra ngoài phố.
2 năm tuổi nghề, di chuyển đến 3 nơi làm việc theo sự phân công của lãnh đạo công ty, Tuyết tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Cô cười bảo, giờ hễ gặp người xấu trực giác nghề nghiệp luôn mách bảo.
Ngày mới bước chân vào nghề, Tuyết tự nhận mình là ngố khi để mất chiếc gương xe BMW. “Rõ ràng mắt nhìn thấy nhóm thanh niên lúi húi bên sườn xe nhưng chẳng hiểu sao em vẫn vô tư chuyện trò với 2 đồng nghiệp mà không có phản ứng gì. Vị khách phát hiện, ca trực phải đền 1,5 triệu đồng”, Tuyết nhớ lại.
Ngoài mất đồ, đi làm ca đêm về cô gái 22 tuổi này từng bị nhóm thanh niên đi đường đùa cợt rồi buông lời sàm sỡ. Thay vì sợ hãi phải bỏ nghề như một số bạn của Tuyết nghĩ, nữ vệ sỹ này đến nay vẫn trụ vững với nghề nhờ có sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
Cùng tuổi với Tuyết, Linh – cô gái người Hà Nội bén với nghề sau khi rải hàng loạt đơn xin việc nhưng không có kết quả. Nước da trắng, đeo cặp kính cận, giọng nhẹ nhàng cô gái từng tốt nghiệp CĐ Dược này cảm thấy tiếc khi không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo.
Cô tâm sự, nhiều người cùng lớp sau khi không xin vào được cơ quan nhà nước họ có thể mở cửa hàng thuốc tư nhân. Nhưng với cô, điều này không thể bởi kinh tế gia đình không được khá giả.
Cũng như Tuyết, Linh thổ lộ, khó khăn lớn nhất khi lựa chọn nghề vệ sỹ không phải vượt qua những bài nghiệp vụ võ thuật mà phải vượt qua cái nhìn không mấy thiện cảm của nhiều người. “Giờ em chưa có bạn trai. Nhưng sau này có rồi, em e bố mẹ anh ấy khó có cái nhìn đồng cảm với nghề vệ sỹ” Linh thổ lộ.
Vào nghề được vài tháng, nhiệm vụ chính của Linh hiện nay là bảo vệ, tuần tra các lớp học ở ĐH RMIT ở phố Ngô Tất Tố. Cô bảo, chuyện đáng nhớ khi vào nghề đó là những đêm khóc ròng ở chốt trực vì cơn đau: “Cứ nghĩ uống chè nhiều để thức đêm gác, ai ngờ căn bệnh đau dạ dày hành hạ em cả đêm”.
Chị Ngân, quản lý công ty vệ sỹ Bình An Phát cho hay, công việc của nữ vệ sỹ hiện nay hầu hết là đảm bảo an ninh cho các đơn vị, doanh nghiệp. Nữ vệ sĩ có ưu thế ở khả năng quan sát và xử lý những tình huống nhạy cảm. Đặc biệt, trong những khu vực như trường học và khu công nghiệp có nhiều nữ giới thì các nữ vệ sỹ sẽ dễ dàng làm việc hơn các nam vệ sỹ.
Theo Ông Nguyễn Trọng Đại, giám đốc Nhân sự tập đoàn Võ đường Ngọc Hòa- nơi chuyên cung cấp các vệ sỹ, “bóng hồng” đến với nghề này vô cùng hiếm. Hơn chục năm, tập đoàn của ông chỉ có chừng có hơn chục cô gái tìm đến nghề. “Đa phần các cô gái đến với nghề khi họ còn son rỗi. Đến khi lập gia đình hiếm có người nào trụ được với nghề…”, ông Đại nhận xét.
Theo nhiều nữ vệ sỹ, dù vất vả, nguy hiểm nhưng nghề đã mang lại cho họ không ít hạnh phúc. Nếu như Nga, 18 tuổi vệ sỹ của Công ty A Z An toàn đã tìm thấy tình yêu của mình qua chiếc… bộ đàm hằng ngày thì Ngọc Anh sau 8 năm đã có có một bé gái 4 tuổi với một đồng nghiệp. Họ đều có chung một nhận định, lấy người cùng nghề họ sẽ được hiểu và thông cảm hơn.
Tuy nhiên, không ít chị em rất buồn khi phải nghe, nhìn những ánh mắt không mấy thiện cảm. “Họ cho rằng mình là…kẻ gác cổng. Uất lắm nhưng do yêu nghề cố kìm lại”, một nữ vệ sỹ kể.
Khác với ngày 8/3 năm trước, năm nay họ đều ngóng chờ những cái nhìn thiện cảm hơn từ mọi người mỗi khi nhắc đến: “Nữ vệ sỹ”.
Theo bảo vệ

Bài viết khác