• bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dươngbảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương

Tin tức

Khi mật vụ Mỹ… mệt mỏi

Liên tiếp để xảy ra những sơ suất an ninh nghiêm trọng, Sở Mật vụ Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống và an ninh tại Nhà Trắng, đã lĩnh đủ búa rìu dư luận và Giám đốc Sở Mật vụ Mỹ, bà Giu-li-a Pi-ơ-xơn (Julia Pierson) đã phải tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm...
Sai lầm nối tiếp sai lầm
 
Một trong những lỗi nghiệp vụ gần đây nhất của các mật vụ Mỹ là đã để một người đàn ông có vũ khí, từng bị kết tội tấn công và bạo hành, lọt vào chung thang máy với Tổng thống B.Ô-ba-ma, khi ông tới thăm Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Át-lan-ta. Các mật vụ Mỹ thậm chí không hề biết người đàn ông này, vốn là một nhân viên bảo vệ, có mang theo một khẩu súng, chỉ đứng cách ông B.Ô-ba-ma vài bước chân. Thậm chí, người này còn chụp ảnh và quay clip Tổng thống ở trong thang máy, bất chấp sự ngăn cản của các mật vụ. Trong vụ việc này, các mật vụ đã mắc lỗi nghiêm trọng vì để người đàn ông lọt qua các bước kiểm tra của cơ quan mật vụ, nhằm đảm bảo họ luôn biết chính xác ai đang đứng gần Tổng thống. Theo quy định an ninh, chỉ các nhân viên mật vụ và nhân viên thực thi pháp luật đã tuyên thệ mới được mang theo vũ khí để bảo vệ Tổng thống.

Các nhân viên mật vụ Mỹ đeo kính đen làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống B.Ô-ba-ma
 
Chỉ 3 ngày sau sơ suất an ninh nói trên, mật vụ Mỹ lại mắc lỗi khi để một người đàn ông mang theo hung khí, leo qua hàng rào và xâm nhập tầng trệt của Nhà Trắng. Đây cũng là bê bối mới nhất trong hàng loạt những lỗi an ninh thuộc trách nhiệm của Cơ quan Mật vụ Mỹ. Không hiểu bằng cách nào, người đàn ông được xác định danh tính là Ô-ma Gôn-da-lét (Omar Gonzalez) từ Tếch-dát đã qua mặt được hệ thống an ninh nghiêm ngặt quanh Nhà Trắng, chạy qua được cả cửa trước của tòa nhà, rồi tiến vào phòng Đông, một phòng trưng bày ngay bên dưới tầng mà Tổng thống và gia đình ở. Người đàn ông này chỉ bị chặn lại ở phòng Xanh, cũng là một phòng trưng bày nhìn ra bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng. Vài phút trước khi Ô.Gôn-da-lét đột nhập Nhà Trắng, Tổng thống và các con gái vừa rời đi bằng trực thăng từ bãi cỏ này, để tới khu nghỉ dưỡng Trại Đa-vít ở Ma-ri-len. Ô.Gôn-da-lét, một cựu binh Mỹ trở về từ I-rắc bị mắc chứng trầm cảm, được cho là người đầu tiên đã lọt vào bên trong Nhà Trắng một cách bất hợp pháp.
 
Cùng với những vụ việc gây chú ý này, báo chí Mỹ cũng phanh phui thêm các sai sót an ninh giật mình của mật vụ Mỹ, khi họ phải mất tới 5 ngày mới phát hiện ra một người đàn ông đã bắn nhiều viên đạn vào Nhà Trắng hồi năm 2011. Khi vụ nổ súng xảy ra, một trong hai cô con gái của Tổng thống đang ở trong tòa nhà.
 
Các sự cố trên mặc dù chưa tạo ra mối đe dọa thực sự nghiêm trọng tới Tổng thống Mỹ, nhưng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thực thi nhiệm vụ của các nhân viên mật vụ Mỹ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Nhà Trắng thất thủ” (Olympus has fallen) chắc hẳn sẽ không khỏi lo ngại, nhất là khi Nhà Trắng luôn là mục tiêu bị nhòm ngó hàng đầu của nhiều đối tượng khác nhau, từ những kẻ khủng bố cực đoan, những người bất mãn chính quyền, cho tới những kẻ có bệnh lý thần kinh… Giám đốc Sở Mật vụ Giu-li-a Pi-ơ-xơn vừa đệ đơn từ chức cho biết, các nhân viên và cả lực lượng không mặc đồng phục đã bắt giữ 16 kẻ vượt rào Nhà Trắng trong vòng 5 năm qua, trong đó riêng năm 2014 có 6 vụ.
 
Hình ảnh xuống dốc
 
Hệ thống an ninh bảo vệ Nhà Trắng nổi tiếng thế giới bởi được trang bị những máy móc hiện đại, tinh vi bậc nhất và lực lượng mật vụ bảo vệ Nhà Trắng cũng được coi là tinh nhuệ hàng đầu của Mỹ. Nhưng có vẻ những sự cố an ninh gần đây đều liên quan tới yếu tố con người. Ra điều trần tại Quốc hội sau bê bối an ninh mới nhất, bà Giu-li-a Pi-ơ-xơn thừa nhận, kế hoạch an ninh của cơ quan này “đã không được triển khai một cách đầy đủ”. Hậu quả là, không chỉ búa rìu dư luận trút xuống cơ quan mật vụ thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ, mà một loạt vấn đề khác được đặt ra.
 
Nhà Trắng đã đề nghị cơ quan mật vụ Mỹ làm rõ điều gì thực sự xảy ra sau vụ bê bối an ninh mới nhất và yêu cầu đưa ra thông tin chính xác sớm nhất có thể. Các nghị sĩ Mỹ tuyên bố thẳng thừng, họ mất niềm tin vào cơ quan mật vụ trong việc bảo vệ an toàn cho Tổng thống cùng gia đình ông. Đồng thời, một số nghị sĩ còn đặt ra vấn đề năng lực của bà Giu-li-a Pi-ơ-xơn với câu hỏi, liệu giám đốc cơ quan này có thể xử lý những vấn đề mang tính hệ thống hay không. Các nghị sĩ của cả hai đảng kêu gọi cần có một cuộc điều tra độc lập về sự quan liêu, trong khi có người cáo buộc các mật vụ Mỹ thực hiện nhiệm vụ không nghiêm túc.
 
Sau những sai sót an ninh, mật vụ Mỹ đã tiến hành rà soát toàn diện các quy trình đảm bảo an ninh cho Nhà Trắng và đánh giá lại tất cả các quyết định được đưa ra trước đó, bao gồm các quyết định về chiến thuật và việc sử dụng vũ lực. Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Giê Giôn-xơn (Jeh Johnson) cũng đã bổ nhiệm ông Giô-dép Clan-xi (Joseph Clancy), đặc vụ phụ trách bảo vệ Tổng thống, làm quyền Giám đốc Sở Mật vụ thay bà Giu-li-a Pi-ơ-xơn.
 
Tuy nhiên, sau những bê bối an ninh vừa rồi, cơ quan mật vụ Mỹ sẽ phải nỗ lực rất nhiều để giành lại niềm tin từ Tổng thống, công chúng và tìm cách nâng cao đãi ngộ cho các nhân viên, chứ không chỉ đơn thuần “sửa sai” các lỗi nghiệp vụ. Đây không phải lần đầu tiên, uy tín của ngành mật vụ Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng. Trước đó, vào năm 2012, mật vụ Mỹ đã dính bê bối ở Cô-lôm-bi-a khi các nhân viên bảo vệ tổng thống đi tiền trạm, chuẩn bị cho một chuyến thăm của Tổng thống, đã thuê gái gọi về khách sạn mua vui.
 
Trong những năm gần đây, hình ảnh các nhân viên mật vụ Mỹ với vẻ ngoài điển trai, trong bộ vét lịch lãm, đeo cặp kính đen tập trung cao độ vào nhiệm vụ, vốn được nhiều người ngưỡng mộ, đã bị xuống dốc đáng kể. Tinh thần làm việc của các nhân viên mật vụ thực ra đã xuống mức khá thấp từ trước khi xảy ra các sự cố gần đây. Từ năm 2011 đến 2013, chỉ số về mức độ hài lòng với công việc của nhân viên mật vụ giảm từ 65,8 xuống còn 52,8, khiến thứ hạng của ngành mật vụ từ vị trí thứ 226 bị tụt xuống thứ 300 trong các cơ quan của Liên bang. Một trong những lý do được các lãnh đạo ngành này đổ lỗi, là do việc cắt giảm ngân sách khiến lương bổng của các nhân viên không được đãi ngộ tương xứng với công việc họ phải làm, vốn đầy sức ép. Một nhân viên cảnh sát Mỹ thừa nhận, các mật vụ Mỹ thường cảm thấy mệt mỏi vì phải làm việc nhiều giờ liên tục, dưới áp lực cao hơn là sự tự hào như vẫn được tô vẽ, ca ngợi. Điều này cũng dễ hiểu, bởi theo đánh giá, so với tất cả các tổng thống khác của Mỹ, Tổng thống B.Ô-ba-ma phải chịu nhiều mối đe dọa nhất.
Nguồn báo Quân đội nhân dân.

Bài viết khác