Tin tức
Tri ân người ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam
(Chính trị Việt Nam) - Đêm 18/1, tại Công viên Biển Đông (TP Đà Nẵng) lần đầu tiên sẽ diễn ra lễ "Thắp nến tri ân" những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa.
40 năm sau ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (19/1/1974-19/1/2014), UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm và trưng bày những chứng cứ pháp lý và tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo VNN, Bộ Thông tin và Truyền Thông cùng UBND huyện đảo Hoàng Sa, bảo tàng Đà Nẵng tổ chức nhiều chương trình hoạt động quy mô lớn nhất từ trước nay với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử".
Cụ thể, hàng loạt hoạt động diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/1: triển lãm lưu động về chủ quyền Hoàng Sa đến các trường đại học, tọa đàm, hội thảo... Đặc biệt, đêm 18/1 tại công viên Biển Đông, lần đầu tiên tổ chức lễ "Thắp nến tri ân" những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Theo Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ, chương trình đối thoại trực tiếp do Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng thực hiện sẽ là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm này.
Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là nơi diễn ra lễ Thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa
Trước đó, ông Đặng Công Ngữ chia sẻ về sự kiện hải chiến Hoàng Sa một cách đầy cảm xúc: "Có thể khẳng định, với người dân và lãnh đạo TP.Đà Nẵng, Hoàng Sa luôn là khúc ruột yêu thương.
Chúng tôi luôn nhớ và khắc sâu vào tâm khảm rằng quần đảo Hoàng Sa là của Đà Nẵng, thuộc về đất nước Việt Nam".
Ông Ngữ nhớ lại: "Ngày 21/4/2009, tôi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009-2014.
Những năm qua tôi đã tích cực với nhiều hoạt động, việc làm đấu tranh làm sao để Hoàng Sa phải trở về với đất mẹ. Tôi nghĩ việc đấu tranh giành lại những gì là của mình là trách nhiệm chung của cộng đồng, của chúng tôi và của các bạn trẻ. Không chỉ thế hệ này mà còn cả thế hệ kế tiếp, chúng ta phải đòi cho được Hoàng Sa bằng công lý, bằng luật pháp quốc tế".
Ông Đặng Công Ngữ
Ông cũng từng trăn trở: "Tôi cũng như bao người dân Việt Nam luôn trăn trở và có trách nhiệm giữ gìn tấc đất của ông cha để lại. Bản thân tôi là người được giao trọng trách thì việc bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhất và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho việc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.
Do đó, việc Việt Nam tuyên truyền những tài liệu có chứng lý cho người dân và ra thế giới, trong đó có cả cộng đồng người Trung Quốc là một việc làm rất cần thiết. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cần phải được đưa ra công ước quốc tế, giải quyết bằng giải pháp hòa bình".
Huyền Hồ - http://baodatviet.vn
Theo báo VNN, Bộ Thông tin và Truyền Thông cùng UBND huyện đảo Hoàng Sa, bảo tàng Đà Nẵng tổ chức nhiều chương trình hoạt động quy mô lớn nhất từ trước nay với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử".
Cụ thể, hàng loạt hoạt động diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/1: triển lãm lưu động về chủ quyền Hoàng Sa đến các trường đại học, tọa đàm, hội thảo... Đặc biệt, đêm 18/1 tại công viên Biển Đông, lần đầu tiên tổ chức lễ "Thắp nến tri ân" những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Theo Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ, chương trình đối thoại trực tiếp do Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng thực hiện sẽ là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm này.
Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là nơi diễn ra lễ Thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa
Trước đó, ông Đặng Công Ngữ chia sẻ về sự kiện hải chiến Hoàng Sa một cách đầy cảm xúc: "Có thể khẳng định, với người dân và lãnh đạo TP.Đà Nẵng, Hoàng Sa luôn là khúc ruột yêu thương.
Chúng tôi luôn nhớ và khắc sâu vào tâm khảm rằng quần đảo Hoàng Sa là của Đà Nẵng, thuộc về đất nước Việt Nam".
Ông Ngữ nhớ lại: "Ngày 21/4/2009, tôi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009-2014.
Những năm qua tôi đã tích cực với nhiều hoạt động, việc làm đấu tranh làm sao để Hoàng Sa phải trở về với đất mẹ. Tôi nghĩ việc đấu tranh giành lại những gì là của mình là trách nhiệm chung của cộng đồng, của chúng tôi và của các bạn trẻ. Không chỉ thế hệ này mà còn cả thế hệ kế tiếp, chúng ta phải đòi cho được Hoàng Sa bằng công lý, bằng luật pháp quốc tế".
Ông Đặng Công Ngữ
Ông cũng từng trăn trở: "Tôi cũng như bao người dân Việt Nam luôn trăn trở và có trách nhiệm giữ gìn tấc đất của ông cha để lại. Bản thân tôi là người được giao trọng trách thì việc bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhất và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho việc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.
Do đó, việc Việt Nam tuyên truyền những tài liệu có chứng lý cho người dân và ra thế giới, trong đó có cả cộng đồng người Trung Quốc là một việc làm rất cần thiết. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cần phải được đưa ra công ước quốc tế, giải quyết bằng giải pháp hòa bình".
Huyền Hồ - http://baodatviet.vn